Đơn vị khác
Tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, đoàn đã trao đổi kinh nghiệm về các phương pháp tuyên truyền, vận động đồng bào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa và đoàn kết dân tộc của các già làng, người có uy tín ở tỉnh An Giang.
Sau khi trao đổi kinh nghiệm, các già làng tỉnh Bình Phước đã tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các chùa nổi tiếng tại thành phố Châu Đốc và huyện Tri Tôn như: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc, chùa Tà Pạ; viếng thăm Nhà mồ Ba Chúc - một địa danh chịu nhiều bi thương nhất của tỉnh An Giang.
Đoàn có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang. Thông tin nhanh tại buổi làm việc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Danh Phúc cho biết: Kiên Giang là một trong những tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với hơn 275.000 người, nhiều nhất là đồng bào Khmer với hơn 238.000 người, chiếm 13,4% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, Kiên Giang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó mà diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống bà con không ngừng được cải thiện. Các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Kiên Giang có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng, tập thể, dòng họ. Các già làng, người uy tín là cầu nối của các cấp chính quyền trong việc vận động bà con chấp hành các đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của địa phương, góp phần xây dựng và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dịp này, 23 già làng tiêu biểu tỉnh Bình Phước đã tham quan Đền thờ các Vua Hùng tại phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Là nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương, tổ phụ Lạc Long Quân, tổ mẫu Âu Cơ, Lạc Hầu… và trưng bày rất nhiều tranh ảnh, hiện vật, sử sách của 18 vị Vua Hùng đã có công dựng nước.
Tác giả bài viết: Điểu Vĩnh (BPO)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn